Năm 1968, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Với tinh thần "ở đâu có giặc là chúng tôi cứ đi”, 800 thầy giáo, cô giáo trên mảnh đất Quảng Trị hành trình qua sông Bến Hải vào tận đất mũi Cà Mau. Mang theo quyết tâm quyết chí cho tổ quốc quyết sinh, sư đoàn 320 năm đó đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn của quân lục chiến và 2 tiểu đoàn khác của địch, bắn cháy 2 máy bay, cùng với 16 xe tăng…Người chiến sĩ năm đó cùng với 20 đồng đội khác bị thương được điều trị tại bệnh viện 43 Quảng Bình. Nhờ có những giọt máu của cô thanh niên xung phong cùng với các y tá trong bệnh viên, người chiến sĩ cách mạng ấy đã sống cho đến tận bây giờ.
Ông Tú nhận được Huy chương độc lập hạng 2, huy chiến kháng chiến hạng 2, huy chương lao động và nhiều kỉ niệm chương khác
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, ông Tú đã từng tham gia hiến máu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1963). Lúc bấy giờ ông là Bí thư Liên chi đoàn của trường đã cùng với nam thanh và nữ tú trong trường đăng ký hiến máu. Chia sẻ kỉ niệm tham gia hiến máu lần đầu trong điều kiện đất nước còn chiến tranh, ông Tú cho biết: "Ngày đó có ai biết gì về hiến máu đâu, chúng tôi tham gia theo lời kêu gọi, chỉ biết đi là đi vậy thôi. Các thanh niên nam chẳng lo lắng gì nhưng các bạn nữ thì sợ sệt, hồi hộp lắm”.
Năm 2010, bố của ông bị bệnh được điều trị ở bệnh viện Huế, nghe tin cha đau yếu, người con trai bay ngay vô Huế và dùng máu của bản thân mình tiếp cho cha. Giờ đây, làm bố của 3 người con trai, ông Tú luôn nhắc nhở, dặn dò con mình sắp xếp thời gian tham gia hiến máu nhân đạo. "Nhờ những người đồng đội đã cho máu mà tôi mới được cứu sống, bây giờ các con của tôi cũng cần phải tham gia hiến máu, đó chính là cách trả ơn cho những gì đã qua. Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta và dòng máu đó sẽ chẳng bao giờ mất đi bởi có ai nỡ phũ giọt máu hồng vô giá”, ông Tú chia sẻ.
Ông Dương Anh Tú (ngoài cùng bên phải) tham dự chương trình "Giọt hồng Đất Lửa”
11 năm sống với bom đạn, máu lửa, người chiến sĩ ấy trở về quê nhà, cưới vợ sinh con, sống một cuộc sống giản dị và viết tiếp cuộc đời bằng những hành động nhân văn. Ông Tú tiếp tục đóng góp tiếng nói của mình khi tham gia Hội người cao tuổi, giữ chức vụ Chủ tịch hồi đồng hoàng tộc, vận động người thân, làng xóm tham gia hiến máu nhân đạo…cuộc sống của ông vẫn "trẻ” như ngày nào. Ông Tú khẳng định: "Tôi đã 81 tuổi, tôi muốn sống lại như các anh chị, như các bạn trẻ bây giờ”.
Người cựu chiến binh vẫn giữ được lời nói mãnh liệt như thời còn trai trẻ không bao giờ quên được những năm tháng giặc giày xéo quê hương. Như được sống lại tuổi 20, ông Dương Tú Anh khuyên nhủ các thế hệ trẻ Việt Nam: "Các bạn cần phải học, học trong thực tiễn, trong tuyên truyền. Học để nâng cao trí tuệ, xây dựng ý chí vững chắc và có bản lĩnh vững vàng”.
Dù đã 81 tuổi, nhưng trái tim của người lính cụ Hồ ấy luôn sống về một thời trai trẻ, khát khao giúp sức, giúp đời, như lời thơ của Bùi Minh Quốc trong "Lên miền Tây":
Lứa tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường.
tham gia, chiến trường, quảng trị, thừa thiên huế, kháng chiến, bộ đội, máu nóng, hòa bình, lại người, thủy quân, tinh thần, thầy giáo, hành trình, bến hải, cà mau, quyết tâm, quyết chí, tổ quốc, sư đoàn, tiêu diệt, tiểu đoàn
Kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện năm 2023
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Tổ chức Cuộc thi tiểu phẩm truyền thông "Lan tỏa hành động nhân ái"
View : 321 | Down : 245Kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện năm 2022
View : 572 | Down : 198Quyết định công nhận kết quả trúng tuyển viên chức năm 2021
View : 648 | Down : 253Đề cương tuyên truyền “Tháng Nhân đạo” năm 2021: “Vì một cộng đồng an toàn” & Ngày Chữ thập đỏ và...
View : 932 | Down : 255Kế hoạch Vận động hiến máu tình nguyện năm 2021
View : 954 | Down : 352Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
View : 1079 | Down : 444
Ý kiến bạn đọc