65,3 triệu người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa cuối năm 2015 so với 59,5 triệu người vào cuối năm 2014. Đây là con số lớn nhất mà Cao ủyLiên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ghi nhận từ trước đến nay. Trên toàn cầu có 40,8 triệu người bị buộc phải di cư nội địa do hậu quả của xung đột và bạo lực vào cuối năm 2015. Đây là con số lớn nhất mà Trung tâm giám sát di dời nội địa (IDMC) và UNHCR ghi nhận từ trước đến nay. Tỷ lệ người dân chạy nạn khỏi chiến tranh và bị hành hạ đã tăng từ 6 người/ phút năm 2005 lên 24 người/ phút năm 2015. Trên tổng số dân thế giới là 7,4 tỷ người, cứ 113 người thì có 1 người đang xin tị nạn, di cư nội địa hoặc là người tị nạn. Kể từ năm 2008, thảm họa liên quan đến thời tiết khiến 22,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa mỗi năm – tương đương với 62.000 người mỗi ngày. Năm 2015 là năm nóng nhất kể từ khi phương pháp ghi nhận nhiệt độ hiện đại được dùng vào năm 1880 và tiếp diễn một xu hướng – kể từ năm 2001 đã có 15 trên 16 năm nóng kỷ lục. Nhiệt độ trung bình kỷ lục năm 2015 đã vượt quá kỷ lục của năm 2014 là 0,13 độ C (0,23 độ Fahrenheit). 98,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa trong năm 2015, trong đó 92% gây ra bởi khí hậu. Đáng nói hơn, 32 trường hợp hạn hán lớn được ghi nhận, gấp hơn 2 lần trung bình10 năm. Lời kêu gọi hỗ trợ quốc tế thường niên của Liên Hợp Quốc ở mức cao nhất từ trước đến nay và tăng từ 3,7 tỷ USD (2004) lên 20,1 tỷ USD (2016). ![]() Đầu tư: đã đến lúc cần thay đổi cách suy nghĩ Số tiền sử dụng cho ứng phó với thiên tai, thảm họa– 106,7 tỷ USD, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số tiền hỗ trợ quốc tế là 3,3 nghìn tỷ USD. Số tiền 13,6 tỷ USD dùng cho giảm thiểu rủi ro thảm họa chỉ chiếm 0,4% trong tổng số tiền sử dụng cho cứu trợ quốc tế. Cứ 100 USD sử dụng vào việc cứu trợ quốc tế, chỉ 40 cent được dùng để bảo vệ nguồn cứu trợ đó khỏi tác động của thảm họa. Trong số 106,7 tỷ USD sử dụng cho ứng phó thảm họa, 65,6% dùng cho công tác ứng phó khẩn cấp, 21,7% dùng để tái xây dựng và tái hòa nhập, và chỉ có 12,8% được dùng để giảm thiểu rủi ro thảm họa. Tiền đầu tư cho giảm thiểu rủi ro thảm họa thường được phân bổ không đều, với việc các nước có thu nhập trung bình được nhận phần nhiều hơn. Tổng số tiền hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thảm họa từ năm 1991 đến 2010 mà 10 nước đứng đầu danh sách được nhận là 8 tỷ USD, trong khi đó con số mà 144 nước còn lại được nhận chỉ là 5,6 tỷ USD. Từ năm 2004 đến 2014, 58% số ca tử vong do thảm họa và 34% số người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa xảy ra ở các quốc gia có tên trong top 30 củaChỉ số Quốc gia thất bại. Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2016, 3 rủi ro lớn nhất đối với kinh doanh liên quan đến sinh kế là việc di dân không tự nguyện trên quy mô lớn, các tình trạng khí hậu khắc nghiệt và không thể thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Từ năm 1991 và 2010, ước tính thận trọng về các thất thoát tài chính do tác động trực tiếp của thảm họa lên đến 846 tỷ USD. Các tổn thất kinh tế do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nằm trong khoảng 150-200 tỷ USD hàng năm. Các chính phủ có thể tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy các quyết định đầu tư khu vực tư nhân thông qua việc lên kế hoạch, các ưu đãi về chính sách, quy định cũng như chia sẻ kiến thức. Các doanh nghiệp có thể được khuyến khích đầu tư vào xây dựng cộng đồng an toàn để tuân thủ pháp lý với việc xây dựng luật, quy định cũng như các giới hạn thương mại. Ẩn sau việc đo lường cộng đồng an toàn là một số động lực quan trọng. Các cách tiếp cận định tính được nhiều nhà viện trợ tin tưởng vì họ cần báo cáo về số liệu để đảm bảo tính minh bạch và năng lực giải trình, và việc này thường thúc đẩy khả năng đưa ra quyết định tài chính. Các phương pháp tiếp cận định lượng và có sự tham gia của cộng đồng thường đặt người dân làm trọng tâm và phản ánh thực tiễn đời sống hàng ngày của họ. Chúng ta cần tìm ra một cách để kết hợp cả hai phương pháp để đo lường khả năng thích ứng một cách hiệu quả. |
BBT - Sưu tầm |
Kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện năm 2023
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Tổ chức Cuộc thi tiểu phẩm truyền thông "Lan tỏa hành động nhân ái"
View : 321 | Down : 245Kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện năm 2022
View : 572 | Down : 198Quyết định công nhận kết quả trúng tuyển viên chức năm 2021
View : 648 | Down : 253Đề cương tuyên truyền “Tháng Nhân đạo” năm 2021: “Vì một cộng đồng an toàn” & Ngày Chữ thập đỏ và...
View : 932 | Down : 255Kế hoạch Vận động hiến máu tình nguyện năm 2021
View : 954 | Down : 352Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
View : 1079 | Down : 444
Ý kiến bạn đọc